ĐI TÌM Ý NGHĨA CỦA LỄ THÔI NÔI TRONG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT NAM

Những em bé tròn 1 năm tuổi thường được tổ chức tiệc thôi nôi. Đây là một phần không thể thiếu trong hành trình lớn lên của trẻ. Vậy ý nghĩa của lễ thôi nôi trong văn hóa người Việt Nam là gì. Cách thực hiện nó theo nghi thức dân gian có dễ không. Hãy cùng G.Art tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Ý nghĩa của lễ thôi nôi là gì?

Theo tín ngưỡng và phong tục truyền thống Việt Nam lễ cúng Đầy tháng,Thôi nôi là một nghi lễ thiêng liêng gắn liền với cuộc đời của mỗi người với cuộc sống sau này của cả bé trai và bé gái. Là nét đẹp văn hóa truyền thống của mọi người dân được gìn giữ tới ngày nay.

Kết thúc hành trình thiêng liêng của người mẹ mang trong mình một sinh linh bé bỏng cưu mang suốt chín tháng mười ngày, để rồi vượt qua cơn đau “ thập tử nhất sinh”  để được nghe tiếng khóc chào đời của con đó là một sự hy sinh rất lớn.

Cùng đồng hành suốt khoảng thời gian dài ấy chính là người chồng, ông bà bố mẹ và song hành mang ý nghĩa tâm linh chính là tâm niệm theo dân gian có sự đỡ đầu, sự phù hộ độ trì của tổ tiên và nhất là 12 bà mụ, 1 bà Chúa Thiên Thai Và 3 Đức Ông để mẹ tròn con vuông.

Ý nghĩa của lễ thôi nôi là gì
Ý nghĩa của lễ thôi nôi là gì

Vì thế thường sẽ tổ chức Lễ đầy tháng cho bé với ý nghĩa không chỉ khẳng định sự hiện hữu của một con người hay một thành viên mới trong xã hội, mà còn khẳng định vai trò của gia đình và xã hội đối với thành viên mới, thế hệ mới, sự cảm tạ, lòng biết ơn đối với những vị thần linh thầm phù hộ gia đình.

Tham khảo thêm bài viết THÔI NÔI LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI TỔ CHỨC THÔI NÔI CHO EM BÉ?

Nghi thức tổ chức tiệc thôi nôi theo dân gian

  • Theo quan niệm dân gian xưa, lễ cúng thôi nôi sẽ gồm những “thủ tục” sau đây. Tuy nhiên bạn có thể lược bỏ tùy theo… “nhu cầu” của mình nhé.
  • Ngoài lễ vật chè – xôi, vịt luộc cúng Mụ bà – Đức ông như trong lễ đầy tháng, còn có heo quay cúng đất đai diên địa, thổ công, thổ chủ.
  • Mâm cúng được bày ngoài sân, đầu hướng ra ngoài, đi kèm với heo quay còn có 5 chén cháo, 1 tô cháo, 1 đĩa lòng lợn, rau sống, nhang, đèn, rượu, trà, hoa quả, trên lưng lợn quay gắn một con dao bén.
Nghi thức ý nghĩa của lễ thôi nôi
Nghi thức của lễ thôi nôi
  • Trong nhà, bày 3 mâm cúng gồm mâm cúng Thành hoàng bổn cảnh; mâm cúng cửu huyền thất tổ và mâm cúng ông bà quá vãng (bao nhiêu bàn thờ, bấy nhiêu mâm cúng). Lễ vật là những thức ăn chín phù hợp với tập quán mỗi địa phương. Kế bên (trên bộ ván hoặc bộ vạt) bày 12 chén chè, xôi; con vịt luộc chín với 3 chén cháo và 1 tộ cháo cúng 12 Mụ bà và 3 Đức ông.
  • Sau lời khấn cầu mong đấng thần linh, ông bà tổ tiên phù hộ cho bé mạnh khỏe, chóng lớn, ngoan hiền, phù hộ cho gia đình ấm no hạnh phúc là màn “thử tài” thú vị dành cho bé.

Bài viết trên đây là những ý nghĩa của lễ thôi nôi cho trẻ tại Việt Nam. Cùng với đó là một số nghi thức tổ chức tiệc thôi nôi theo dân gian. Hy vọng có thể cung cấp thêm cho bạn những kiến thức bổ ích về lễ thôi nôi.

 

facebook-icon