PHONG TỤC CHÚC TẾT VÀ Ý NGHĨA VIỆC CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Đây là dịp lễ có rất nhiều phong tục truyền thống ý nghĩa được diễn ra. Nhằm cầu mong cho một năm mới an lành, may mắn. Trong đó không thể không kể đến phong tục chúc Tết. Vậy các bạn có biết tại sao phải chúc Tết không? Những phong tục ngày đầu năm ở Việt Nam là gì? Hãy cùng G.Art tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Phong tục chúc tết đầu năm

Xuân là điểm khởi phát quan trọng của năm. Do đó, ở thời điểm này người ta nhiều cầu mong và hy vọng. Hy vọng cuộc sống trong năm tới tốt đẹp hơn. Khỏe mạnh hơn, an bình hơn, no ấm hơn, hạnh phúc hơn. Cái mình mong cầu đó cũng chính là điều mong cầu của mọi người. Bởi vậy, người ta chúc nhau những điều tốt đẹp. Để cùng nhau xác tín rằng năm tới vạn sự như ý, được những việc cát tường…

Phong tục chúc tết đầu năm
Phong tục chúc tết đầu năm

Tập tục này trước hết thể hiện qua lời nói: Chúc năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý, phát tài… Ngoài ngôn từ còn có những hình thức biểu đạt như câu đối, thiệp và những biểu hiện khác. Mượn giấy để viết chữ, mượn hình vẽ thành tranh khánh trúc, vẽ trên bao lì xì. Hay gửi gắm lời cầu mong và chúc tụng trên các đồ trang trí ngày Tết.

Sáng ngày mồng Một – ngày đầu tiên của năm mới, vợ chồng con cái, anh em ruột thịt sẽ về bên nội. Để chúc thọ cha mẹ, ông bà và thắp hương cúng bái tổ tiên để tỏ lòng thành kính. Theo tục lệ, cứ năm mới tới, kể cả người lớn lẫn trẻ con, mỗi người đều tăng lên một tuổi.

Bởi vậy, ngày mồng một Tết là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà, cha mẹ. Con cháu trong nhà, lần lượt từ người lớn đến trẻ nhỏ nói lời chúc tụng ông bà, cha, mẹ sức khỏe và những điều tốt lành. Ông bà, cha mẹ chúc Tết lại con cháu. Kèm theo những đồng tiền mừng tuổi để trong giấy hồng. Ngày nay gọi là phong bao “lì xì”) cầu chúc cho con trẻ một tuổi mới may mắn, nhiều niềm vui.

Ý nghĩa việc chúc Tết

Không chỉ mang đến niềm hy vọng đầu xuân, việc qua thăm hỏi nhau. Gặp gỡ đầu năm cũng là dịp để mỗi người nói lời cảm ơn đến những người xung quanh mình. Việc cảm ơn này cũng ý nhị nhắn nhủ rằng một năm mới tới. Còn nhiều điều tốt đẹp sẽ mong muốn được đồng hành cùng nhau. Tục chúc tết đầu năm đậm nét tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của người Việt.

Tục chúc tết đầu năm đậm nét tinh thần “uống nước nhớ nguồn" của người Việt
Tục chúc tết đầu năm đậm nét tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của người Việt

Ngoài ra, nhiều người đi làm ăn xa quê hay vì bận rộn mà ít có dịp gặp gỡ xóm làng, họ hàng. Chúc tết đầu năm cũng là lúc người ta tìm về nguồn cội, giao tiếp, gắn kết và cho nhau biết tình hình cuộc sống.

Hiếu thảo chính là gốc của đạo đức gia đình. Vì vậy, từ lâu người Việt đã chọn hai ngày đầu tiên của năm mới. Để tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ hai gia đình nội, ngoại. Năm mới người nhỏ chúc ông bà trường thọ theo truyền thống. Người ta coi việc sống lâu (trường thọ) là thiên tước (tước vị của trời ban cho) khác với chức vị do con người, vua chúa phong tặng.

Việc sống lâu đến 70, 80 đối với thời xưa là rất hiếm. Do đó, việc chúc thọ cũng hướng đến mức thượng thọ, thiên thọ này để bày tỏ lòng tôn kính cao nhất của mình với đối tượng được chúc tụng.

Không chỉ có người nhỏ chúc tụng người lớn, mà ông bà hay cao niên trong gia đình cũng ban lời chúc cho con cháu như một lời nhắn gửi và tin tưởng.

Những lưu ý trong phong tục chúc tết, mừng tuổi tại Việt Nam

Ngày nay việc biếu quà tết, mừng tuổi đang bị lợi dụng. Bị biến tướng để hối lộ, mua chuộc bằng nhiều hình thức hết sức tinh vi. Lẽ ra quà biếu chỉ là sản vật có giá trị tượng trưng. Nhưng nhiều kẻ cơ hội, vụ lợi đã biến tướng thành “đút lót” bằng tiền, vật chất dưới nhiều dạng phức tạp. Điều này khiến cho người nhận cũng thấy khó thanh thản và phiền toái.

Việc chúc Tết là thể hiện tình cảm chân thành
Việc chúc Tết là thể hiện tình cảm chân thành

Nhiều người cứ nói, chuyện tiền nong không quan trọng. Mừng bao nhiêu thì mừng, cốt là năm mới có chút mừng tuổi gọi là tấm lòng cho nhau vui vẻ. Có lộc, có may mắn là được. Nhưng một bộ phận nhỏ không nghĩ như vậy. Nhiều người đã coi chuyện tiền mừng tuổi chính là thể hiện đẳng cấp, là thể hiện tấm lòng của mình. Tức là họ luôn nghĩ, nhiều tiền mừng tuổi thì càng có được tình cảm mến mộ của người khác hơn. Có người còn nghĩ, mừng tuổi sang thì chắc chắn sẽ không sợ thiệt thòi.

Chuyện mừng tuổi nếu không giữ được ý nghĩa vốn có của nó sẽ dẫn đến hậu quả không tốt, bạn bè, gia đình…không hiểu nhau.  Tiền mừng tuổi là ở cái tâm của con người. Chứ không phải cứ chơi trội thì là sang, là tốt. Người biết trân trọng tình cảm chẳng mấy khi nhìn vào giá trị đồng tiền mừng tuổi để đánh giá người tốt xấu.

Trên đây là một số thông tin về nguồn gốc và ý nghĩa, cũng như một số lưu ý về phong tục chúc Tết tại Việt Nam. Sỏi nghệ thuật hy vọng bạn thu thập thêm những điều yêu thương từ phong tục này. Tiếp tục gìn giữ và lưu truyền nét đẹp văn hóa truyền thống này qua thời gian.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

facebook-icon